CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU ĐƯỢC NGHỈ TỐI ĐA BAO NHIÊU NGÀY

Chế độ ốm đau là một trong những quyền lợi mà người lao động (NLĐ) được hưởng khi tham gia BHXH bắt buộc. 



Thời gian hưởng chế độ ốm đau sẽ khác nhau tùy thuộc vào tính chất công việc và theo thời gian tham gia BHXH cụ thể:

📌 ĐỐI VỚI NLĐ ỐM ĐAU KHÔNG THUỘC BỆNH ĐIỀU TRỊ DÀI NGÀY:

Nếu làm việc trong điều kiện bình thường thời gian nghỉ tối đa trong 1 năm như sau:

🔹30 ngày làm việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm; 

🔹40 ngày làm việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

🔹60 ngày làm việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

Nếu làm nghề/công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 thì thời gian nghỉ tối đa trong 1 năm như sau: 

🔹40 ngày làm việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;

🔹50 ngày làm việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

🔹70 ngày làm việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

📌ĐỐI VỚI NLĐ MẮC BỆNH CẦN ĐIỀU TRỊ DÀI NGÀY

Thời gian được nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong một năm như sau:

🔹180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần).

🔹180 ngày mà vẫn cần phải điều trị thì được nghỉ tiếp với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

⭐️ LƯU Ý:

- Nắm rõ thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa để bảo vệ sức khỏe và lợi ích của mình. 

- Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo hướng dẫn tại Điều 100, Luật BHXH năm 2014; Khoản 1, 2 Điều 21, Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 14 Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Close Menu